Điện thoại bị lỗi không sạc được? Hãy thử 5 cách sau

Nếu bỗng một ngày mà điện thoại của bạn bỗng nhiên không nhận được sạc nữa dù cho bạn đã cắm sạc vào thì hãy bình tĩnh và kiểm tra ngay 5 phương pháp dưới đây. Biết đâu bạn sẽ tiết kiệm được một số tiền dùng để sửa điện thoại đấy.

Điện thoại bị lỗi không sạc được? Hãy thử 5 cách sau

Kiểm tra cổng sạc

Cổng sạc và loa trên điện thoại có lẽ là hai chỗ rất dễ bị dính đầy bụi bẩn và vi khuẩn. Điều này không chỉ làm mất vệ sinh cho điện thoại mà đôi khi còn khiến cho điện thoại của bạn bị hỏng nữa đấy. Vì thế, sau một thời gian sử dụng, hãy cầm đèn pin và kiểm tra kỹ cổng sạc. Sau đó, bạn có thể sử dụng một vật có đầu nhọn như tăm gỗ hoặc tăm bông để loại bỏ bất cứ thứ gì bạn tìm thấy. Thường xuyên cắm cáp sạc có thể khiến các mảnh vụn bị nén lại, vì vậy bạn có thể phải lặp lại quy trình này một vài lần để làm sạch hoàn toàn.

Tuy nhiên, sử dụng những vật nhọn như que lấy sim hoặc kẹp giấy bằng kim loại có thể gây tổn hại cho các bộ phận bên trong, vì thế bạn nên cẩn thận tuyệt đối trong quá trình vệ sinh điện thoại. Ngoài ra, bạn cũng nên cảnh giác với các dấu hiệu hư hỏng bên trong cổng sạc rất có thể bộ phận bên trong sẽ bị hư hỏng hoặc ăn mòn trong quá trình sử dụng.

Hãy thử một cáp sạc khác

Nếu cổng sạc của bạn sạch và không có dấu hiệu hư hỏng rõ ràng, hãy chuyển sự chú ý của bạn sang cáp sạc. Kiểm tra cáp xem có dấu hiệu hư hỏng hay không, đồng thời xem xét các điểm tiếp xúc gần nơi kết nối. Bạn có thể cạo sạch bất kỳ mảnh vụn nào ở đầu cáp, nhưng các vết sờn và các hư hỏng khác là dấu hiệu cho thấy bạn nên thay thế cáp hoàn toàn.

Ngoài ra, bạn cũng nên thử cáp với nhiều thiết bị khác, chỉ vì có vẻ ngoài nguyên vẹn không có nghĩa là bên trong cáp sạc của bạn không có hư hỏng gì. Sẽ không có gì lạ khi mà một sợi cáp sạc lâu năm sẽ bị cũ dần và hư cả. Ngoài cáp sạc, cục sạc bị hư cũng có thể là một nguyên nhân. Vì thế, trước khi mua cáp sạc mới thì bạn cũng nên kiểm tra xem liệu cục sạc có bị hỏng hay không.

Khởi động lại thiết bị của bạn

Đôi khi các sự cố phần mềm cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng sạc của điện thoại thông minh của bạn. Nếu nghi ngờ, hãy tắt và bật lại điện thoại trước khi sạc. Điện thoại thông minh hiện đại có mạch sạc khá phức tạp, cho phép chúng sử dụng một cách an toàn những bộ sạc mạnh hơn những bộ sạc đi kèm trong hộp (đặc biệt cho mục đích sạc nhanh).

Vì mạch sạc được điều hành bằng phần mềm, việc khởi động lại điện thoại của bạn có thể sẽ giúp giải quyết vấn đề và giúp điện thoại sạc được trở lại như bình thường.

Bộ sạc không dây không hoạt động?

Đa số các vấn đề về cục sạc sử dụng kết nối vật lý đều rất dễ xảy ra do những tác động bên ngoài vào và cục sạc không dây sẽ giúp giải quyết đa số các vấn đề đó. Bạn sẽ không lo cổng sạc có vấn đề cũng như không sợ bụi bẩn làm nghẽn cổng sạc trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, cục sạc không dây không phải là an toàn tuyệt đối, vẫn sẽ có những lúc cục sạc không dây không hoạt động.

Cũng giống như sạc có dây, bộ sạc không dây của bạn cần có cáp và bộ chuyển đổi USB để hoạt động. Bạn nên thử hoán đổi những thứ này để đảm bảo rằng chúng không phải là lý do gây ra sự cố cho cục sạc của bạn. Nếu bạn đang sử dụng một chiếc ốp lưng với điện thoại thông minh của mình, hãy cân nhắc việc tháo nó ra để kiểm tra kết nối.

Nếu bạn vẫn chưa hài lòng, hãy cân nhắc thử nghiệm điện thoại thông minh của bạn bằng cáp sạc tiêu chuẩn. Nếu không có gì hoạt động, có thể có vấn đề với mạch sạc bên trong điện thoại thông minh của bạn, điều này sẽ khiến bạn cần phải mang điện thoại đi sửa chữa.

Nó có thể là thiệt hại do nước?

Hầu hết các smartphone cao cấp hiện nay đều có một số khả năng chống nước cơ bản, thường ở độ sâu khoảng 1m trong khoảng 30 phút. Đi sâu hơn độ sâu định mức sẽ tạo áp lực lớn hơn lên các vòng đệm của thiết bị, làm tăng nguy cơ bị nước xâm nhập. Đó là một lý do khác khiến việc sao lưu iPhone hoặc điện thoại thông minh Android của bạn là điều cần thiết.

Nước mặn gây ra một mối đe dọa khác vì muối có thể nhanh chóng ăn mòn các điểm tiếp xúc sạc bên trong cổng ở phía dưới thiết bị của bạn. Bạn thậm chí có thể tìm thấy cặn muối bên trong cổng sạc, điều này cũng có thể gây cản trở khi sạc thiết bị của bạn. Bạn có thể làm sạch vết ăn mòn bằng tẩy bút chì hoặc dùng giấm trắng. Bạn nên rửa thiết bị của mình trong nước ngọt sau khi để thiết bị tiếp xúc với nước mặn đặc biệt là sau khi đi biển.

Các hư hỏng do nước gây ra do chất lỏng xâm nhập vào thiết bị của bạn có thể rất ảnh hưởng đến quá trình sạc và có thể sẽ không dễ sửa chữa. Bạn có thể thử mang thiết bị của mình đến cửa hàng sửa chữa để kiểm tra, nơi bạn có thể biết chi phí liên quan đến việc sửa chữa điện thoại thông minh của mình. Trong nhiều trường hợp, một chiếc điện thoại thông minh mới sẽ là con đường tiết kiệm chi phí hơn.

Tuy nhiên, nếu bạn đã giữ gìn điện thoại của mình một cách tốt nhất thì sẽ không có việc gì phải đi sữa chữa cổng sạc hay là mua cáp sạc mới cả. Vì thế, hãy áp dụng những cách trên để bảo quản thiết bị của bạn một cách tốt nhất vì dù sao thì phòng tránh còn hơn là sửa chữa mà phải không?

Xem thêm: ReviewOS