Google Maps lấy dữ liệu giao thông từ đâu?

Google Maps được cho là một trong những dịch vụ tốt nhất được tạo ra với đầy đủ các tính năng hữu ích như thông tin ách tắc giao thông theo thời gian thực… Nhưng có bao giờ chúng ta hỏi Google Maps lấy dữ liệu này từ đâu hay không?

Google Maps lấy dữ liệu giao thông từ đâu?

Tình trạng tắc nghẽn giao thông được hiển thị trong Google Maps với 3 màu: xanh lục, cam và đỏ. Như những gì thể hiện trong hình ảnh bên dưới, các con đường có những màu đó được phủ lên trên nhằm mục đích hiển thị cho người dùng điều kiện giao thông trong thời gian thực.

Google Maps hiển thị thông tin ách tắc giao thông bằng các màu sắc khác nhau.
  • Xanh lá cây: giao thông bình thường, không có sự chậm trễ.
  • Cam: có thể gặp phải một số tắc nghẽn giao thông ở mức trung bình và bị trễ.
  • Đỏ: có tắc nghẽn giao thông. Màu đỏ càng đậm, giao thông càng di chuyển chậm.

Đó là ý nghĩa của màu sắc, nhưng Google lấy dữ liệu này ở đâu? Cho đến cuối những năm 2000, Google đã thu thập dữ liệu từ các cảm biến giao thông và máy ảnh. Các thiết bị này đã được đặt trên các con đường bởi các sở giao thông vận tải của chính phủ và các công ty tư nhân.

Cảm biến giao thông và camera sử dụng từ nhiều loại. Thông tin này sau đó được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, bao gồm cả Google Maps. Tuy nhiên, đó không phải là cách Google lấy dữ liệu lưu lượng giao thông.

Dữ liệu giao thông Google Maps hiện nay bao gồm cả từ người dùng đang di chuyển trên đường.

Ngày nay, Google nhận được rất nhiều thông tin về lưu lượng giao thông từ chính người dùng nếu sử dụng Google Maps trên điện thoại của mình với quyền vị trí được cấp. Trên thực tế, người dùng không thể sử dụng điều hướng từng chặng nếu không đóng góp dữ liệu này cho Google.

Google cũng sử dụng dữ liệu lịch sử như một phần của phương trình. Công ty có thể tìm ra thời gian trung bình mà mọi người thường mất để đi một đoạn đường nhất định vào những thời điểm và ngày cụ thể. Đó là công thức tương tự để Google Maps biết mức độ đông đúc của một cửa hàng tại một thời điểm nhất định.

Vì vậy, càng nhiều người sử dụng Google Maps thì Google càng có thể đọc chính xác tình hình giao thông thông qua vị trí thời gian thực của người dùng. Nhưng điều đó không nhất thiết cần phải nhiều người. Ví dụ, nếu một ai đó đang di chuyển với vận tốc 40km/h trên đường cao tốc yêu cầu tốc độ từ 70 km/h trở lên, rõ ràng đó là vận tốc bất bình thường.

Dữ liệu giao thông Google Maps giúp người dùng chủ động tránh các đoạn đường đang tắc nghẽn.

Xét cho cùng, người dùng Google Maps trên khắp thế giới đang đóng góp dữ liệu để giúp mọi người tránh gặp phải ách tắc giao thông. Mọi người có thể đã đóng góp mà không hề hay biết.

Nếu không muốn chia sẻ dữ liệu này, người dùng có thể tắt tính năng theo dõi vị trí của mình trên Android và iPhone, nhưng điều đó về cơ bản làm cho Google Maps trở nên vô dụng.