Điện thoại của Google phát nhiều bức xạ

Bức xạ từ điện thoại dễ làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.

Điện thoại thông minh đã trở thành phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày từ công việc đến giải trí. Hầu hết người dùng đều dành 5-6h sử dụng điện thoại mỗi ngày.

Do điện thoại phát ra lượng bức xạ rất nhỏ, nên người dùng đều tiếp xúc trực tiếp với chúng mỗi ngày. Mỗi loại smartphone khác nhau phát ra lượng bức xạ khác nhau. Chúng đều dễ gây ra các tác hại như gia tăng nguy cơ mắc ung thư, vô sinh ở nam giới, cản trở giấc ngủ và sự phục hồi sức khỏe....

Theo khảo sát từ Văn phòng Bức xạ Liên bang Đức, mức phơi nhiễm tần số vô tuyến từ các mẫu điện thoại Android cao. Cụ thể, họ đã thống kê tỉ lệ hấp thụ bức xạ riêng (SAR) của mỗi điện thoại di động. SAR được tính bằng watt (W) trên mỗi kg khối lượng cơ thể và định lượng mức năng lượng được cơ thể con người hấp thụ trên một đơn vị khối lượng khi tiếp xúc với tần số vô tuyến.

Thông thường, điều này dựa trên giá trị hấp thụ được ghi lại khi người dùng đàm thoại, áp smartphone vào tai. Ở Mỹ, giá trị này tầm 1,6W/kg. Tại Liên minh Châu Âu, giá trị SAR ở ngưỡng 2W/kg.

Theo đó, các mẫu smartphone phát ra bức xạ mạnh gồm Motorola Edge, ZTE Axon, OnePlus 6T, Sony Xperia XA2 Plus, Pixel 3 XL/3A XL và Pixel 4A. Một số mẫu như OPPO Reno5 5G, Google Pixel 3 hay HUAWEI P Smart cũng đạt ngưỡng cao.

Bên cạnh, những điện thoại phát ít bức xạ có thể kể đến Samsung Galaxy Note10+ 5G, Note10, Galaxy A80, LG G7 ThinQ hay Motorola Razr 5G.

Hiện chưa có cách khắc phục triệt để tác hại do tiếp xúc bức xạ điện thoại. Do đó, nhằm nâng cao sức khỏe, đảm bảo an toàn, các chuyên gia khuyên đàn ông không cất điện thoại trong túi quần, phụ nữ cho chúng ra khỏi áo ngực.